Spread là gì? Những điều cần biết về Spread

Spread là gì? Những điều cần biết về Spread

Khi tham gia thị trường Forex bên cạnh việc trang bị kiến thức vững vàng thì việc lựa chọn một sàn forex uy tín, minh bạch với sản phẩm tốt để giao dịch cũng cần được quan tâm. Vì vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến Spread, một trong các tiêu chí quan trọng nhất để trader lựa chọn sàn giao dịch. 

 Spread là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu thuật ngữ này trader cần biết. Giá BID là gì? và Giá ASK là gì?

Giá BID là giá mà các đơn vị thanh khoản như ngân hàng, quỹ, hay các sàn giao dịch dùng để mua một cặp tiền nào đó. Đây là giá các trader buộc phải chấp nhận, khi muốn thực hiện 1 lệnh Sell. Đây là giá đứng trước trong báo giá.

Giá ASK là mức giá mà thị trường chào bán cho bạn, hay là giá bạn sẽ phải mua khi muốn thực hiện 1 lệnh BUY. Giá này là giá đứng sau trong báo giá.

Từ đó, Spread (phí chênh lệch, phí giao dịch) là khoản phí chênh lệch giữa giá BID và giá ASK. Đây cũng chính là phí sàn thu từ các trader để thực hiện các lệnh giao dịch.

SPREAD=MỨC CHÊNH LỆCH=GIÁ BÁN -GIÁ MUA

Ví dụ cặp tỉ giá EUR/USD sẽ là 1,1021/1,1023. Tỷ giá này cho thấy có sự chênh lệch  Spread là 2 pips. (1,1023-1,1021)

Spread chính là cách mà các nhà môi giới kiếm ra tiền. Để hiểu rõ hơn về loại phí chênh lệch này, ta cần biết các dạng của Spread.

Các dạng Spread

Spread có 2 dạng: 

  • Spread cố định:  Là spread không thay đổi trong mọi điều kiện thị trường.
  • Spread thả nổi: Là mức chênh lệch giữa giá BID và giá ASK của cặp tiền tệ luôn thay đổi, tùy theo điều kiện thị trường.
Các dạng Spread Ưu điểm Nhược điểm
Spread cố định-Yêu cầu về vốn nhỏ hơn -> giúp những nhà giao dịch có tài chính hạn hẹp có cơ hội bắt đầu giao dịch. -Tính toán chi phí giao dịch dễ dự đoán hơn. Vì spreads không bao giờ thay đổi, nên bạn luôn luôn chắc chắn về những khoản chi trả khi bạn mở một giao dịch.-Báo giá spread cao hơn đáng kể so với spread thả nổi.-Điều kiện thị trường bình thường, bạn sẽ chịu thiệt hơn nhiều so với spread thả nổi.
Spread thả nổi-Thấp hơn spread cố định khá nhiều.-Có thể vào lệnh ngay lập tức bất kì lúc nào mà không phải lo ngại việc lệnh không được khớp.-Tính minh bạch cao bởi vì được cung cấp tỷ giá đúng với tỷ giá thị trường.-Không phải dạng lý tưởng cho các nhà giao dịch lướt sóng. Biên độ mở rộng có thể nhanh chóng ăn vào bất kỳ lợi nhuận nào mà người đầu cơ kiếm được.

Từ đó, Spread cố định thường được cung cấp bởi các Dealing Desk hay còn gọi Market Maker và Spread thả nổi sẽ được cung cấp bởi các sàn dạng STP và ECN hay No Dealing Desk. Nhìn chung, các nhà giao dịch có tài chính không lớn và giao dịch ít thường xuyên hơn sẽ được hưởng lợi từ giá spreads cố định. Ngược lại, các nhà giao dịch có tài khoản lớn hơn giao dịch thường xuyên trong giờ thị trường cao điểm (khi chênh lệch mạnh nhất) sẽ được hưởng lợi từ spread thả nổi.

Có thể thấy Spread ảnh hưởng rất nhiều tới quyết định chọn sàn giao dịch và ảnh hưởng trực tiếp tới tài khoản của các trader. 

Bên cạnh đó, trader cần quan tâm đến thời điểm giao dịch để tránh xảy ra hiện tượng giãn spread.

 Giãn Spread là gì?

Giãn spread là hiện tượng chênh lệch giá giữa giá BID và giá ASK (giá bán và giá mua) lớn hơn so với bình thường. 

Ví dụ, cặp tỷ giá  EUR/USD là 1.1021/1.1023 có spread là 2 pips thì giãn spread có thể tăng thành 5 pips hoặc 10 pips.

Vậy lý do của việc giãn spread là gì? Và khi nào giãn spread xảy ra?

Spread tạo ra bởi 2 lý do:

  • Do quy luật cung cầu: sự chênh lệch giá giữa người mua và người bán
  • Do các sàn môi giới quy định: các sàn có thể tăng thêm nguồn thu bằng cách tăng spread vào các cặp tiền cao hơn so với giá mà các nhà thanh khoản cung cấp.

Trong quá trình giao dịch, có 2 thời điểm hiện tượng giãn spread diễn ra thường xuyên nhất, đó là:

  • Thời điểm giao phiên giữa các ngày: Đây là thời điểm thanh khoản thị trường thấp, lượng người mua và người bán ít dẫn đến sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán cũng cao hơn. Lời khuyên cho bạn nên hạn chế giao dịch tại thời điểm này bởi bạn phải trả cho chi phí giao dịch rất lớn.
  • Thời điểm công bố tin tức (có thể trước hoặc sau tin): Khi tin tức quan trọng được công bố đặc biệt khi tin ra có xu hướng lệch hẳn về 1 phía. Nếu là tin xấu trader sẽ ồ ạt bán cặp tiền đó và ít ai chịu mua vào. Tuy nhiên, để giao dịch thành công thị trường cần cả người mua và người bán. Vì thế để kích thích, thu hút các trader mua vào spread sẽ giãn rộng, nhằm tăng chi phí đặt lệnh lên. Lúc này, nếu người bán chấp nhận spread như vậy thì giao dịch không thì đứng ngoài.

Việc giãn spread là không tốt đối với các trader, vì vậy việc tránh giao dịch tại những thời điểm có thể xảy ra hiện tượng giãn spread và lựa chọn sàn giao dịch có Spread thấp giúp trader càng tiết kiệm được chi phí, lợi nhuận càng được gia tăng.

 Top sàn Forex uy tín có Spread thấp nhất

  • Exness: Exness giúp bạn tối đa hóa trải nghiệm với Spread siêu tốt, phí Spread  đối với tài khoản cent hay standard thường ở mức trung bình. Mức phí giao dịch thấp nhất trên sàn là tài khoản raw Spread với phí Spread gần như bằng 0 cho tất cả các loại cặp tiền tệ.
  • IC Markets: Đây được coi là một trong những sàn có phí chênh lệch thấp nhất. Thậm chí các cặp như ERU/USD, USD/JPY có phí Spread gần như bằng 0.
  • XM: Sàn XM được nhiều nhà đầu tư lựa chọn nhờ vào phí Spread thấp và khá ổn định. Giá trị trung bình của Spread là khoảng 1.0 pips. 
  • Hotforex: Hotforex không còn là cái tên xa lạ với trader nữa, sàn giao dịch ngoại hối này áp dụng phí Spread chỉ từ 1.0 pips.
  • FXTM: Sàn sở hữu mức phí Spread khá thấp, trung bình chỉ khoản 0.8 pips. Mức phí này được xem thấp hơn nhiều khi so sánh với các sàn giao dịch khác.

Spread là tiêu chí hàng đầu trong việc lựa chọn sàn Forex giao dịch. Do đó, trader cần lựa chọn, tìm hiểu và tham gia sàn giao dịch phù hợp để tối đa hoá lợi nhuận của mình.

 Lời kết

Tóm lại, Spread được hiểu là sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Phí Spread là một trong những nguồn thu chính của các sàn giao dịch Forex. Trader có thể sử dụng các chỉ báo kỹ thuật để xác định các thông tin, xác định thời điểm vào lệnh giao dịch và tránh các thời điểm rủi ro giãn spread. Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu được thuật ngữ Spread và tầm quan trọng của nó trong giao dịch Forex. Hãy luôn theo dõi và đón đọc những bài viết bổ ích khác được cung cấp từ chúng tôi. Chúc các bạn thành công !

admin

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x